Rất nhiều cơ quan trong cơ thể đều cần nước, uống đủ nước có thể chống lại mệt mỏi, nâng cao thể chất. Liên quan đến việc uống nước, có những câu hỏi và hiểu lầm thường gặp sau.
Mùa hè nóng nực, một công nhân làm việc tại hiện trường, được đưa đến phòng cấp cứu vào buổi chiều, qua chẩn đoán cho thấy bệnh nhân toát một lượng mồ hôi lớn khiến mất cân bằng điện giải, dẫn đến chân bị chuột rút. Qua hỏi thăm, thì ra sau khi toát nhiều mồ hôi, anh ta chỉ kiên trì uống nước lọc, vì các chuyên gia đều nói phải tuân thủ chế độ “ba ít”: “ít muối, ít dầu, ít đường”. Sau khi được bác sĩ giải thích, anh ta mới hiểu được tính quan trọng của việc bỏ thêm muối vào nước.
Đối với việc uống nước rốt cuộc chúng ta hiểu được mấy phần? Bạn đã uống nước đúng cách để bổ sung nước chưa? 11 câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về việc uống nước.
1. Mỗi ngày cần uống bao nhiêu nước?
Nói cơ thể người được tạo thành từ nước quả không ngoa chút nào, khoảng 70% cơ thể là nước, vì vậy nước có tầm quan trọng thế nào chúng ta không cần phải bàn nữa. Lượng nước uống bình thường là vào khoảng 2000cc, hoặc tương đương với mỗi một Kilogram trọng lượng cơ thể cần 30cc. Ví dụ người nặng 70kg, mỗi ngày cần bổ sung 2100cc nước. Ngoài ra còn dựa theo tuổi tác, giới tính, thời tiết, loại hình công việc, mà nhu cầu về lượng nước cũng khác biệt.
Uống nước đúng cách có thể duy trì chức năng trao đổi chất cơ bản của cơ thể, giữ cho hệ thống tim mạch có thể vận hành bình thường ổn định, thúc đẩy việc loại bỏ chất thải trong cơ thể. “Nước có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền”, nhiều quá hóa dở không có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, xơ gan hoặc bệnh thận, bạn nên chú ý đến lượng nước uống vào cơ thể. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa.
2. Nước ấm hay nước lạnh tốt hơn?
Uống nước ấm đúng cách mới có thể dưỡng sinh. Nhiệt độ cơ thể con người là “không đổi” trong điều kiện bình thường, và nhiệt độ căn bản của cơ thể được duy trì ở khoảng 37 độ C, nước lạnh sẽ làm cho các cơ nội tạng co lại và làm giảm tốc độ trao đổi chất. Nên dùng nước ấm tốt hơn nước lạnh.
3. Những triệu chứng nào cho thấy bạn “uống nước không đủ”?
Các triệu chứng sau đây là tất cả các cảnh báo về việc thiếu nước:
- Nước tiểu chuyển sang màu vàng
- Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi
- Tim đập nhanh
- Giãn da
- Trí nhớ ngày càng tệ
- Dễ đói, khát nước
4. Tại sao phải uống nhiều nước hơn khi bị cảm lạnh?
Khi bạn bị cảm lạnh, tốt nhất nên uống 2000 đến 3000 cc nước lọc mỗi ngày, để tăng sức đề kháng với bệnh tật, cũng có thể giúp thải độc tố của nguồn bệnh, cảm lạnh sẽ mau khỏi.
5. Ai cần uống nhiều nước?
- Nữ, do cấu trúc niệu đạo ngắn, dễ bị viêm niệu đạo.
- Bệnh nhân bị gút và sỏi thận nên uống nhiều nước để giúp bài tiết axit uric và sỏi ra khỏi cơ thể.
- Những người bị huyết áp cao và xơ cứng động mạch nên uống nhiều nước để tránh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Người mắc bệnh tiểu đường dễ khát nước, nên uống nhiều nước để giảm nồng độ đường trong máu.
- Những người bị cảm lạnh hoặc táo bón.
- Những người muốn giảm cân có thể uống ít nước trước bữa ăn để giảm lượng thức ăn.
6. Ai nên uống ít nước?
Những người mắc bệnh tim, bệnh thận và xơ gan dễ bị ngộ độc nước vì họ không thể bài tiết quá nhiều nước và muối. Những người bị nhiễm độc nước sẽ bị phù nước, và thậm chí gây hạ natri trong máu dẫn đến nhận thức không tỉnh táo.
7. Có thể uống thức uống khác thay cho nước lọc?
Các đồ uống khác, mặc dù có thành phần nước nhất định, nhưng vẫn không thể thay thế nước lọc. Khi cơ thể gửi tín hiệu khát nước, điều đó có nghĩa là đang trong tình trạng mất nước, các đồ uống khác không thể giải quyết được việc thiếu nước, mà còn gây mất nước. Ví dụ, cà phê, cocacola, trà, rượu… đều là đồ uống lợi tiểu.
8. Lúc say rượu, uống nhiều nước có giúp ích gì không?
Uống rượu phải điều độ. Để thoát khỏi tình trạng nôn nao, cách duy nhất là đào thải hết chất cồn ra ngoài mới có thể giải rượu, nên uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình đào thải này.
9. Làm thế nào để bổ sung nước khi bị viêm dạ dày
Bởi vì nước và chất điện giải của cơ thể như natri, kali và clo sẽ bị mất khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Nên uống đồ uống có áp lực thẩm thấu, để cải thiện viêm dạ dày.
10. Làm thế nào để bổ sung nước khi tập thể thao?
Khi tập thể thao dù bất kể nơi đâu hay bất kể khi nào cũng nên chuẩn bị bổ sung nước, để tránh nguy cơ mất nước, say nắng và kiệt sức vì nóng. Khi tập thể thao cứ cách 15 phút một lần nên uống từ 2 đến 3 ngụm nước, mỗi ngụm khoảng 100 đến 150cc. Nếu thời gian tập nhiều hơn 1 giờ, có thể thay nước bằng đồ uống thể thao để bổ sung lượng muối và năng lượng đã mất. Khi bạn làm việc mà đổ nhiều mồ hôi, hãy nhớ thêm một chút muối vào nước. Nên pha 0,1% (1g + 1 lít nước = 0,1%).
11. Đồ uống có ga có thể thay thế nước thường không? Chúng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
So với nước thường, ngoài có tính kiềm và chứa khí carbon dioxide ra, thì nước có ga không có gì khác biệt, nên uống ở mức độ vừa phải, nhưng không nên thay thế nước thường. Lợi ích của nước có ga: ví dụ, điều chỉnh sự cân bằng a-xít –kiềm trong cơ thể, hỗ trợ đồ uống giảm béo, thậm chí có nhiều ý kiến khác nhau cho rằng có thể trị được nhiều loại bệnh, nhưng hiện tại chưa có bằng chứng nào rõ ràng, vì vậy đừng nên quá kỳ vọng.
Nước là nguồn sống, nhưng nhiều người lại không biết cách uống nước. Bệnh là một phản ứng bị viêm trong cơ thể con người. Chữ “Viêm – 炎” được tạo thành từ hai chữ “Hỏa 火”. Khi cơ thể bốc cháy, phản ứng đầu tiên là uống nhiều nước để dập tắt ngọn lửa, vì vậy khi bị bệnh, “biết cách uống nước” là rất quan trọng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét